Vô sinh – hiếm muộn luôn là mối lo ngại của mọi gia đình, đặc biệt là chị em phụ nữ. Thế nhưng, chính áp lực từ tuổi tác, từ xã hội… khiến cho không ít người ngần ngại, xấu hổ, thậm chí là sợ đi khám. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ nếu lập gia đình trên 1 năm, vợ chồng chung sống với nhau bình thường, sinh hoạt tình dục 2-3 lần một tuần, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà vẫn không có con thì được coi là hiếm muộn và nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Việc chậm trễ khám, chữa đối với vô sinh – hiếm muộn có thể khiến cho việc điều trị, chữa hiếm muộn trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Xem nguyên nhân vô sinh là do đâu
Xem thêm: Địa chỉ khám và điều trị vô sinh nữ tại thành phố Hồ Chí Minh
Những biểu hiện bệnh vô sinh ở nữ giới thường như sau
+ Vô kinh: Hiện tượng xảy ra khi các bạn nữ đã trưởng thành nhưng không thấy xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Vô kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như dị tật bẩm sinh ở đường sinh dục, không rụng trứng, suy buồng trứng,…
+ Chu kì kinh nguyệt không đều: Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa (viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…) Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở chị em. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt được xem là yếu tố quyết định đến khả năng mang thai và thụ thai ở phụ nữ. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt đều có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
+ Khí hư bất thường: Là dấu hiệu của các viêm nhiễm đường sinh dục nữ (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm loét cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu,…). khiến cản trở tinh trùng gặp trứng dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
+ Đau bụng: Đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm vùng chậu, viêm loét cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng,… Những bệnh này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể có những biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản ở phụ nữ.