Cổ tử cung rộng có đặt vòng được không và câu trả lời từ chuyên gia

0

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn vì hiệu quả tránh thai cao, lâu dài và tiết kiệm chi phí,… Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có thể đặt được vòng. Vậy, những ai có thể đặt vòng, những ai không nên đặt vòng, người có cổ tử cung rộng có đặt vòng được không?

Cổ tử cung rộng có đặt vòng được không

Những điều cần biết về vòng tránh thai

Vòng tránh thai (hay còn gọi là dụng cụ tử cung) là một dụng cụ nhỏ dùng để đặt vào tử cung của chị em phụ nữ nhằm làm thay đổi môi trường trong tử cung để ngăn chặn sự thụ tinh và đồng thời ngăn không cho trứng đã thụ tinh về làm tổ trong tử cung.

Hiện nay, có rất nhiều loại vòng tránh thai, song phổ biến nhất vẫn là vòng có hình chữ T, với phần cánh bằng nhựa và phần thân có quấn đồng, phía đuôi có sợi dây nhỏ thò ra khỏi âm đạo để điều chỉnh vị trí của vòng.

Đặt vòng tránh thai là phương pháp phòng tránh thai phổ biến hiện nay được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng. Và nếu được đặt đúng cách và đúng loại vòng phù hợp thì khả năng tránh thai có thể lên tới 95% và có tác dụng trong 5-10 năm.

Hiệu quả là vậy nhưng không phải chị em nào cũng đặt được vòng tránh thai. Trước khi ý định đặt vòng thì chị em nên tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp nhất.

Tùy vào thể trạng của từng người mà các bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên cho những chị em phụ nữ không nên đặt vòng tránh thai (tức vẫn có thể đặt), và những trường hợp không được đặt vòng tránh thai.

Cổ tử cung rộng có đặt vòng được không

Vậy cổ tử cung rộng có đặt vòng được không?

Đối với những chị em có cổ tử cung quá rộng hoặc quá hẹp thì không nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng đặt vòng. Bởi vì khi cổ tử cung quá hẹp, vòng tránh thai đưa vào tử cung sẽ gây kích ứng, cọ xát cổ tử cung khiến cổ tử cung bị tổn thương, viêm nhiễm, chảy máu và gây đau đớn cho chị em.

Còn khi cổ tử cung quá rộng, đặt vòng vào sẽ khiến cho vòng dễ bỉ lỏng dễ bị tuột, bị lệch khỏi vị trí, việc cố định vòng gặp nhiều khó khăn khiến cho hiệu quả tránh thai thấp và thậm chí là không tránh thai dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, mang thai ngoài tử cung, bị viêm nhiễm, nhiễm trùng vùng kín,…

Vì thế, các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa khuyến cáo chị em khi có ý định đặt vòng để được đặt vòng hiệu quả, an toàn thì chị em nên thăm khám, tư vấn ý kiến bác sỹ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai?

Ngoài những chị em có cổ tử cung quá hẹp hoặc quá rộng không nên đặt vòng tránh thai thì những trường hợp sau đây cũng không nên đặt vòng tránh thai, bao gồm:

  • Những chị em đang bị viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Chị em vừa mới sinh con xong chưa được 1 tháng.
  • Những chị em đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Chị em dễ bị nhiễm trùng vùng âm đạo.
  • Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung.
  • Người nghi ngờ mắc bệnh u xơ tử cung, rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, mắc bệnh ung thư phụ khoa.
  • Chị em phụ nữ có dị tật ở tử cung như tử cung đôi, tử cung hai sừng.
  • Người có bệnh lý van tim hoặc bị bệnh sa tử cung.
  • Người bị dị ứng hay mẫn cảm với chất đồng.
  • Phụ nữ bị thiếu máu, máu không đông hoặc đông chậm, xuất huyết, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.

Cổ tử cung rộng có đặt vòng được không

Những ai tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai?

Mặc dù đặt vòng tránh thai là biện pháp phòng tránh thai hiệu quả nhưng những đối tượng dưới đây tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai đó là:

  • Người nghi ngờ mắc bệnh ác tính ở đường sinh dục.
  • Chị em phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ mang thai.
  • Chị em bị viêm vùng chậu, viêm vòi trứng, viêm tắc vòi trứng hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng 3 tháng trở lại.
  • Bị ung thư vú chống chỉ định với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết.
  • Phụ nữ chưa từng sinh con.

Chăm sóc vùng kín sau khi đặt vòng

Thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai là ngay sau khi sạch hành kinh từ 1-3 ngày và sau khi sinh thường khoảng 6 tuần, sau sinh mổ ít nhất là 3 tháng.

Sau khi đặt vòng, trong tuần đầu tiên cần kiêng quan hệ tình dục, chú ý nghỉ ngơi hợp lý, uống thuốc kháng viêm đều đặn theo đơn bác sĩ kê, tránh làm việc nặng, ăn uống khoa học, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo,….

Nếu sau khi đặt vòng bị đau bụng dưới, chị em có thể cải thiện bằng cách chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau thông thường. Chị em cũng có thể sử dụng thêm viên sắt và thực phẩm giàu chất sắt để phòng ngừa thiếu máu.

Sau khi đặt vòng và có kinh trở lại, nếu máu kinh bị đông đặc, vón cục và đau bụng dưới liên tục thì chị em nên trở lại cơ sở y tế để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý cụ thể.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em bết được những ai không nên và không được đặt vòng tránh thai, cũng như có câu trả lời cho thắc mắc cổ tử cung rộng có đặt vòng được không, từ đó lựa chọn cho mình phương pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả.

Share.