Là một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục phổ biến, bệnh mào gà có đối tượng người bệnh rất phong phú, trong đó có cả nữ giới. Để nắm biết được nhiều thông tin hơn về bệnh lý này, đặc biệt là bệnh sùi mào ở nữ giới và cách chữa trị, bạn đọc hay tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà như thế nào?
Dù là nam hay nữ giới thì quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều đối tượng bạn tình sẽ là nguyên nhân phổ biến đầu tiên khi nhắc tới bệnh sùi mào gà cũng như bất cứ một bệnh xã hội nào khác. Thông qua việc cọ sát, tiếp xúc với các tổn thương bệnh, virus HPV sẽ lây truyền rất dễ dàng từ người này qua người khác.
Ngoài ra, việc quan hệ bằng miệng, hôn người mắc bệnh sùi mào gà cũng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sùi mào gà ở miệng thường gặp.
Tuy vậy, có nhiều người bị mắc bệnh sùi mào gà bởi những lý do không ngờ như: dùng chung nhà vệ sinh công cộng, mặc chung quần áo, tiếp xúc với tổn thương của người bệnh qua các vật dụng cá nhân… của người bệnh, dù nguy cơ lây nhiễm là khó xảy ra nhưng cũng không hoàn toàn được loại bỏ.
Ngoài ra, có những trường hợp nữ giới bị sùi mào gà do nhiễm virus HPV từ khi sinh ra thông qua người mẹ (sinh thường), khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, virus sẽ phát triển và gây ra tổn thương bệnh.
Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Về cơ bản, các tổn thương của bệnh sùi mào gà ở nữ giới cũng như nam giới hay bất cứ đối tượng bệnh nhân nào khác, ban đầu là sự xuất hiện của những mụn thịt li ti nhỏ có kích thước chỉ bằng hạt đậu hoặc to hơn, hình dẹt hoặc tròn, có cuống, bên trên có nhiều nhú gai li ti nhỏ, mềm, dễ chảy máu do cọ sát, va chạm với tổn thương
Ví trí của sùi mào gà ở nữ giới có thể xuất hiện tại cơ quan sinh dục hoặc miệng người bệnh hay bất cứ vị trí nhiễm bệnh nào khác trên cơ thể, nhưng miệng và cơ quan sinh dục vẫn là 2 vị trí phổ biến cơ bản.
Sùi mào gà ở cơ quan sinh dục nữ xuất hiện nhiều ở môi lớn, môi bé, âm vật, có thể lan vào âm đạo, thậm chí là cổ tử cung người bệnh. Háng, bẹn, hậu môn… của người bệnh cũng rất dễ xuất hiện các tổn thương bệnh.
Sùi mào gà ở miệng thì thường bắt đầu với những triệu chứng khó, hơi đau khi ăn hoặc nuốt, nếu không cẩn trọng có thể nhầm với viêm họng và có hướng xử lý không đúng đắn, kịp thời. Quan sát trong khoang miệng sẽ thấy sự xuất hiện của các vết loét màu trắng, hoặc các nốt sùi màu hồng, có cuống như ở một số vị trí khác trên cơ thể.
Sùi mào gà ở nữ giới gây ra những nguy hại gì?
Sùi mào gà ở nữ giới nói riêng gây ra những nguy hại sau:
– Các triệu chứng, tổn thương của bệnh ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống người bệnh;
– Các tổn thương bệnh dễ bị chảy máu, bội nhiễm và gây ra những bệnh lý phụ khoa nguy hại;
– Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục nữ là một trong những yếu tố có thể cản trở quá trình thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn;
– Trong hơn 150 típ HPV hiện có thì có đến 13 típ có khả năng gây ra các biến chứng: ung thư vòm họng, miệng, ung thư cổ tử cung, loạn sản… cho người mắc bệnh.
– Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể lây truyền cho con và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ khi sinh thường.
Cách chữa bệnh sùi mào gà nữ
Sùi mào gà do virus gây ra và một khi nhiễm bệnh thì mọi phương pháp điều trị sẽ chỉ dừng lại ở việc tiêu diệt các tổn thương bệnh, từ đó giúp bệnh nhân cân bằng lại cuộc sống sinh hoạt và phòng tránh các nguy hại của bệnh. Các phương pháp hiện có đó là: đốt điện, áp lạnh, chấm thuốc, đốt laze… tùy theo vị trí nhiễm bệnh, mức độ tổn thương mà bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp cho từng bệnh nhân.
Sau khi các tổn thương bệnh được loại bỏ, chị em phụ nữ nói riêng, bệnh nhân sùi mào gà nói riêng cần phòng tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh trở lại bằng cách duy trì cuộc sống sinh hoạt lành mạnh, nhất là quan hệ tình dục chung thủy, an toàn, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách ăn uống, tập luyện hợp lý…
Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh sùi mào gà ở nữ giới và cách chữa trị, hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc nói chung, nữ giới nói riêng những thông tin bổ ích.