Vùng kín có mùi hôi không chỉ khiến chị em mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong cuộc sống vợ chồng . Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mùi hôi khó chịu ở vùng kín này và làm thế nào để khử mùi hôi vùng kín, giúp chị em tìm lại sự tự tin vốn có.
Lần trước Chamsocvungkin.net cũng đã có bài chia sẻ về cách khử mùi hôi vùng kín tại đó cũng có chia sẻ một số nguyên nhân bên ngoài như xà phòng, cách vệ sinh cùng 3 cách khử mùi hôi cho từng nguyên nhân đó, các bạn có thể tìm và xem lại.
Lý do khiến vùng kín bị hôi ?
Cũng đã chia sẻ ở trên bài trước chúng tôi đã nói qua về nguyên nhân khiến vùng kín bị hôi, và ở đây chúng tôi xin chia sẻ thêm một số nguyên nhân khác tư vấn sức khỏe cụ thể hơn về căn bệnh này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì vùng kín bị hôi có thể xuất phát từ rất nguyên nhân. Cụ thể như:
Vùng kín hôi do vi khuẩn Vaginosis:
Nhiễm khuẩn âm đạo là một loại nhiễm trùng gây ra khi quá nhiều vi khuẩn nào đó làm thay đổi cân bằng vi khuẩn trong âm đạo
Nhiễm vi khuẩn Vaginosis làm vùng kín có mùi:
Các triệu chứng của BV bao gồm tăng tiết dịch âm đạo, mỏng tiết dịch âm đạo là màu trắng hoặc màu xám, ngứa, rát hoặc đau ở vùng âm đạo và mùi khó chịu của âm đạo.
Nguyên nhân nhiễm Vaginosis:
Những nguyên nhân gây nên tình trạng này là vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách, thụt rửa âm đạo hoặc chị em có nhiều bạn tình, hay sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá….
Để hạn chế các triệu chứng bệnh chuyển biến nặng hơn bạn có thể tham khảo ngay trực tiếp ý kiến bác sĩ TƯ VẤN PHỤ KHOA online miễn phí ngay tại đây!
Nhiễm Trichomonas:
Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất.
Hiện tượng:
Phụ nữ có thể có các triệu chứng thường gặp như: dịch âm đạo có mùi hôi hoặc có màu xanh, có bọt, ngứa âm đạo, và sưng đỏ âm đạo. Các triệu chứng khác là đau khi quan hệ, khó chịu vùng chậu, và buồn tiểu.
Nguyên nhân nhiễm Trichomonas:
Bệnh trùng roi sinh dục lây qua quan hệ tình dục là chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt bị nhiễm trùng roi. Người mẹ mang thai bị trùng roi có thể lây cho trẻ khi sinh qua đường tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm : Cách vệ sinh vùng kín sau sinh
Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam gấp 10 lần. Quan hệ tình dục không được bảo vệ với nhiều bạn tình là nhóm người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng roi.
Vệ sinh kém làm vùng kín có mùi hôi
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi. Chị em rửa vùng kín quá kỹ, thụt rửa âm đạo; dùng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh, khiến môi trường âm đạo bị xáo trộn và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây viêm nhiễm âm đạo và mùi hôi.
Nhiễm trùng nấm men:
Hiện tượng: Nhiễm nấm làm cho dịch âm đạo đặc lại, có màu trắng, dai dính, cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và rất ngứa. (Gây mùi hôi khó chịu, ngứa và đai âm đạo, tiểu có tiếng lớn, tiểu trong lúc quan hệ)
Hôi do mồ hôi:
Nếu bạn nghĩ rằng bạn không đổ mồ hôi ở khu vực này thì hãy nghĩ lại. Nếu bạn muốn để ngăn chặn mùi hôi xuất hiện, hãy để một số khăn lau trong ví và sử dụng chúng để lau “vùng kín” một vài lần trong ngày. Ngoài ra, những phụ nữ “dọn dẹp sạch sẽ vi-ô-lông” xung quanh âm hộ cũng có thể giảm đáng kể những mùi khó chịu.
Thực phẩm
Các loại thực phẩm có mùi mạnh : cải xanh, cá, ớt, tỏi, tiêu, hành tây, bắp cải…Một số loại thức ăn và nước uống có thể biến đổi mùi vùng kín, vì khi hấp thụ cơ thể của bạn sẽ tiết ra mùi
Quên thay băng vệ sinh:
Nếu không sử dụng băng vệ sinh đúng cách, nó sẽ là nơi trú ngụ của vô vàn vi khuẩn gây bệnh phụ khoa. Môi trường nóng, ẩm tại băng vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm men gây ngứa ngáy, đau rát sinh sôi.
Chúng sẽ kìm hãm hoạt động của các lợi khuẩn, gia tăng hại khuẩn, gây mất cân bằng môi trường trong vùng kín, từ đó, sinh ra mùi hôi khó chịu. Do vậy, bạn nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi thay băng.
Thay đổi nội tiết là hôi vùng kín
Mang thai, mãn kinh làm chị em thay đổi về nội tiết tố, điều này khiến độ pH âm đạo bị biến động và dẫn đến viêm nhiễm, khiến vùng kín có mùi.
Ung thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người
Hiện tượng: vùng kín hôi nặng, tiểu kèm theo máu, chảy máu âm đạo sau hoặc trong khi quan hệ, đau khi quan hệ và đau vùng chậu
Ung thư âm đạo:
biểu hiện của ung thư ban đầu u có thể có dạng nhú nhỏ, nhưng thường là dạng loét, cứng, đường kính nhỏ hơn 3-4cm.
Thường khi đã loét thì tổn thương có mật độ cứng, chắc, bờ gồ cao, thâm nhiễm vào mô dưới da và thường có kèm viêm nhiễm. Đi tiểu nhiều, xuất huyết âm đạo, đau vùng xương chậu, táo bón, tiểu đau, tiểu thường xuyên.
7 Cách làm vùng kín thơm trở lại
Các bạn có thể gọi 7 cách dưới đây là làm thơm vùng kín hay khử mùi hôi vùng kín, cụ thể thì 90% cách trong hướng dẫn này chị em đều có thể tự thực hiện được ở nhà, thế nên muốn vùng kín thơm trở lại thì đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết gì nhé.
Ngừng rửa âm đạo:
Rất nhiều chị em cho rằng vệ sinh vùng kín nhiều lần trên ngày mới là sạch sẽ. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi âm đạo có khả năng tự làm sạch. Cho nên chị em không cần vệ sinh quá nhiều lần vì đây cũng là nguyên nhân làm cho vùng kín có mùi hôi.
Mặc quần lót bông, rộng rãi:
Mặc quần lót rộng rãi giúp không khí lưu thông giữa hai chân, đặc biệt khi bạn đang tập luyện hay đổ mồ hôi và ngăn ngừa tích tụ độ ẩm, giúp giảm thiểu mùi khó chịu do mồi hôi hoặc vi khuẩn gây nên.
Tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester… trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát… Những chất liệu và các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, làm các nấm men phát triển, dẫn đến mùi hôi.
Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ:
Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất dịu nhẹ giúp làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, loại bỏ mùi hôi và phòng các bệnh phụ khoa.
Khi vệ sinh, phải rửa theo hướng từ trước ra sau, rửa âm đạo trước sau đó mới đến hậu môn. Bạn không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo sẽ khiến môi trường âm đạo bị xáo trộn, dễ tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm vùng kín có mùi hôi.
Ăn sữa chưa:
Không chỉ là một sản phẩm làm đẹp da, giữ dáng mà sữa chua còn được biết đến là một “phương thuốc” diệt mùi hiệu quả. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn lactobacillus – khắc tinh của nấm Candida (một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi vùng kín) và giúp cân bằng độ pH của âm đạo. Phương pháp này rất đơn giản. Chỉ cần bạn ăn 2 cốc sữa chua không đường mỗi ngày, mùi hôi vùng kín sẽ nhanh chóng bị tống khứ.
Vệ sinh vùng kín bằng thảo dược:
Chất bổ sung thảo dược Femanol có tác dụng hỗ trợ phái nữ trong việc khử mùi môi vùng kín và ngăn chặn viêm nhiễm như là viêm âm đạo do vi khuẩn. Chất bổ sung này có chứa tỏi, chiết xuất vỏ cây thường xanh, biotin, kẽm, selen, và Lactobacillus Acidophilus. Femanol có tác dụng bình thường hóa vi khuẩn có lợi trong âm đạo và giúp hệ thống miễn dịch chống lại viêm nhiễm
Ngâm mình trong giấm táo:
Pha loãng rượu giấm táo với nước ấm để rửa vùng kín khoảng 20 phút cũng có thể giúp loại bỏ mùi hôi, vì nó làm giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Đi khám phụ khoa để điều trị hôi vùng kín:
Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị hôi vùng kín. Không nên ngại ngùng, che giấu, tự chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Một lời khuyên nữa là bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho.
Trên đây là những chia sẻ về vùng kín bị hôi nguyên nhân và cách làm thơm vùng kín trở lại. Hi vọng đã giúp chị em tìn ra những nguyên nhân gây hôi vùng kín, cũng như có cách khắc phục tình trạng này.