Top 12 Loại tinh dầu thực vật chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt nhất

0

Mỗi loại tinh dầu sẽ có một tác dụng khác nhau, sử dụng tinh dầu nguyên chất kết hợp với các nguyên liệu khác bạn sẽ có ngay một sản phẩm chăm sóc tóc, dưỡng da và chăm sóc sức khỏe tự nhiên, an toàn.

Từ lâu, tinh dầu là thành phần được sử dụng rất nhiều trong kem dưỡng, dầu gội dầu và các loại mĩ phẩm khác nhau. Mùi thơm của tinh dầu nguyên chất sẽ giúp bạn thư giãn, thoải mái. Bên cạnh đó, tinh dầu còn có rất nhiều công dụng hữu ích khác nhau. Dưới đây là 12 loại tinh dầu thực vật giúp bạn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp an toàn mà chị em nên biết.

Tinh dầu lá neem

Cây neem hay còn gọi là cây sầu đâu, được trồng phổ biến ở Ấn Độ. Ở Việt Nam cây được trồng nhiều ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Tinh dầu lá neem, hạt neem được có công dụng trị mụn, làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa da cực kỳ tốt.

Bên cạnh đó, dầu neem còn có công dụng điều trị một số vấn đề về sức khỏe như: Điều trị nhiễm trùng phổi, chống bệnh vảy nến, ngừa sẹo…. hiệu quả.

Tinh dầu sả

Tinh dầu sả dược sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc Đông y và Tây y bởi những tác dụng thần kỳ mà loại tinh dầy này mang lại.

Mùi hương của tinh dầu sả dịu nhẹ tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu cho bạn sau một ngày làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, đốt tinh dầu sả còn có tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng có hại ra khỏi ngôi nhà của bạn.

Trong y học tinh dầu sả được sử dụng điều trị bệnh nấm móng, khó tiêu, dưỡng da và được đánh giá có tác dụng giảm đau tương đương với aspirin.

Tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương có tác dụng thư giãn cơ thể, đầu óc, giảm căng thẳng và có có giá trị cao trong việc chăm sóc da.

Được sản xuất 100% từ oải hương tự nhiên, tinh dầu có công dụng khử trùng vết thương, làm tan nhanh máu bầm và giảm kích ứng da. Đồng thời, hương thơm của oải hương đóng vai trò như một loại nước hoa nhẹ nhàng làm cân bằng cơ thể và trạng thái thần kinh của người dùng.

Tinh dầu quế

Tinh dầu quế có tác dụng thông kinh mạch, diệt khuẩn, chống nôn và giải độc cơ thể, tăng tuần hoàn máu, trị ho, cảm lạnh, tê buốt cơ xương, đau đầu. Khi bị lạnh bụng, đầy hơi, ăn không tiêu có thể dùng một chút tinh dầu quế pha với nước ấm để uống, hoặc đơn giản là massage vùng bụng. Ngoài ra mùi thơm dễ chịu của quế được sử dụng để làm thơm cơ thể, vật dụng gia đình, khử mùi ẩm mốc, hôi tanh trong bếp, toilet, mùi

Tinh dầu chàm

Tinh dầu chàm có nhiều hoạt chất mang tính sát khuẩn cao, mùi thơm dễ chịu. Được sử dụng để làm ấm cơ thể, trị cảm, giảm đau, trị ho, trị muỗi cắn, long đờm an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tinh dầu ngải cứu

Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, mùi hương nhẹ dịu đặc biệt dễ chịu và tốt cho những người bị đau nhức xương khớp.

Trong đông y, tinh dầy ngải còn có tác dụng cầm máu, sát trùng, điều hòa kinh nguyệt, trị cảm cúm, nhức đầu, suy nhược cơ thể, phong thấp, lợi tiểu…

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được chiết xuất trực tiếp từ lá và thân của cây bạc hà, nên có mùi dịu nhẹ, the mát. Thành phần chính trong tinh dầu bạc hà bao gồm Menthol và Menthone. 2 chất này có  tác dụng giảm đau cơ, hỗ trợ hô hấp, giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung, dưỡng tóc, giảm ho, hạ sốt và đặc biệt là đuổi chuột và các loại côn trùng hiệu quả.

Xem thêm: Cây bạc hà có tác dụng gì

Tinh dầu tỏi

Tỏi là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Trong nhiều năm nay tỏi đã được sử dụng như một tác nhân giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây hại.

Tinh dầu chiết xuất từ tỏi có chứa thành phần allicin hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giảm đau răng, ngăn chặn ung thư, điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa và hô hấp.

Tinh dầu thông đỏ

Tinh dầu thông đỏ được sản xuất ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc. Trong đó, Hàn Quốc là nước có diện tích rừng thông lớn để phục vụ cho việc sản xuất tinh dầu.

Với tác dụng thông huyết mạch, sử dụng tinh dầu thông đỏ sẽ có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, thiết máu, nhồi máu cơ tim, bệnh nhân ung thư điều trị bằng xạ trị, hóa trị.

Tinh dầu hoa anh thảo

Hoa anh thảo có hàm lượng chất axit béo cao nên tinh dầu được sản xuất từ loại hoa này được con người sử dụng để bổ sung vitamin E, gamma-linolenic, omega-6 và oleic acid cho cơ thể. Các chất này có tác dụng cân bằng hormone trong cơ thể của chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, tinh dầu anh thảo còn có tác dụng giảm đau, trị viêm, trị mụn, ngăn ngừa lão hóa và tăng khả năng thụ thai cao hơn.

Tinh dầu bơ

Những chị em phụ nữ muốn có làn da khỏe đẹp, tươi sáng thì tinh dầu bơ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Thành phần chính trong tinh dầu bơ bao gồm: lecithin, beta carotene, vitamin A, D, E… làm sản sinh collegen giúp da sáng mịn, tươi sáng.

Trong làm đẹp, tinh dầu bơ có tác dụng chống nứt nẻ, khô da, dưỡng ẩm và làm mờ sẹo nhanh chóng.

Tinh dầu hoa nhài

Hoa nhài có mùi hương nữ tính, ngọt ngào và thanh khiết được sử dụng rất nhiều trong phòng ngủ của các cặp vợ chồng trẻ. Tinh dầu hoa nhài có hương thơm nhẹ nhàng và xua tan căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm.

Theo các chuyên gia mùi hương hoa nhài sẽ làm kích thích năng lượng lạc quan, tăng hưng phấn trong tình dục. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa nhài được sử dụng để làm se khít lỗ chân lông, trắng da hiệu quả.

4 Loại thảo mộc tốt cho sức khỏe nên có trong vườn nhà bạn vào mùa đông

Có thể thấy tinh dầu có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho làm đẹp và sức khỏe. Mong rằng với 12 loại tinh dầu trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi chị em.

Share.