Bị sùi mào gà có ngứa không?

0

Có rất nhiều người băn khoăn sùi mào gà có ngứa không? Tôi đang bị mọc mụn ở vùng kín, nhưng tôi thấy rất ngứa, có phải bị sùi mào gà….Thực tế, đây là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Vì không phải ai cũng có đủ kiến thức, sự hiểu biết để có thể đưa ra kết luận về bệnh. Vậy bị sùi mào gà có ngứa không?

Bị sùi mào gà có ngứa không?

Để giải đáp câu hỏi sùi mào gà có ngứa không? Chúng ta cần biết được sùi mào gà nhận biết thế nào? Theo đó, sùi mào gà có thể nhận biết qua các triệu chứng như sau:

Mụn sùi dạng mụn thịt

Sùi mào gà điển hình bởi loại virus gây u nhú. Do đó, biểu hiện đặc trưng nhất đó là các mụn thịt dạng mụn cóc xù xì. Mụn có thể mọc với nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ liti hoặc thậm chí thành các cục lớn. Nhận biết sùi mào gà thông qua các mụn thịt này khá đơn giản. Bởi nó có các đặc điểm như sau:

  • Bề mặt xù xì, thô ráp
  • Mụn màu hồng tươi, xám
  • Mụn dạng mụn cóc mềm

Các mụn này tùy ở mỗi người mà nó ở các mức độ khác nhau. Do sức đề kháng ở mỗi người khác nhau nên mức độ biển hiện của bệnh có thể khác nhau.

Vị trí mọc sùi mào gà

Sùi mào gà có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân là bởi sùi mào gà lây truyền qua nhiều con đường, virus gây bệnh ở các vùng niêm mạc, bán niêm mạc. Do đó, sùi mào gà có thể mọc ở các vị trí khác nhau như:

  • Sùi mào gà mọc ở dương vật, quy đầu, rãnh bao quy đầu, mặt trong của da quy đầu, lỗ sáo, bìu,…của nam giới.
  • Sùi mào gà mọc ở âm đạo, âm hộ, ống âm đạo, cổ tử cung,…của nữ giới
  • Sùi mào gà ở miệng, họng, lưỡi
  • Sùi mào gà ở hậu môn, các nếp gấp ở hậu môn, sâu bên trong lỗ hậu môn
  • Sùi mào gà ở mắt, bờ mi, niêm mạc mắt

Có thể thấy rằng, sùi mào gà mọc ở rất nhiều vị trí khác nhau. Nếu như bạn có các tiếp xúc gần gũi ở các vị trí này thì đều có thể mắc bệnh.

Ngứa ngáy chảy dịch

Sùi mào gà có ngứa không? thực tế bản thân những mụn sùi mào gà không gây ngứa. Nhưng nó có thể kết hợp với các viêm nhiễm khác. Đặc biệt sùi mào gà lại xuất hiện phổ biến ở vùng sinh dục, bản thân vị trí này đã luôn tiết dịch, ẩm ướt.

Kết hợp với sự xâm nhập từ virus HPV sẽ gây ra tình trạng tiết dịch, gây kích ứng và ngứa. Do đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị sùi mào gà thường kết hợp các viêm nhiễm khác, nên họ sẽ thấy ngứa ngáy, chảy dịch mủ ở vùng sinh dục.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, bản thân sùi mào gà không gây ngứa. Các mụn sùi mào gà không gây ngứa, không đau, rất dễ chảy máu khi bị cọ xát, ma sát. Nhưng nếu kết hợp với các viêm nhiễm khác thì chúng cũng có thể gây kích ứng, ngứa ngáy.

Chữa sùi mào gà như thế nào

Sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng, chẩn đoán các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chữa trị sùi mào gà. Thường sùi mào gà được điều trị bằng 2 cách:

Dùng thuốc trị sùi mào gà

Thuốc chữa sùi mào gà gồm nhiều loại khác nhau. Nhưng đây là phác đồ kết hợp, mục đích là để ức chế virus và nâng cao khả năng phục hồi. Kết hợp loại bỏ các mụn sùi ở các vị trí khác nhau. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị sùi mào gà như:

  • Thuốc chấm hoặc bôi tại chỗ như: podophyllin 25%, bôi dung dịch Nitric-zinc complex, Acid trichloracetic 50%,…
  • Thuốc uống: các loại kháng sinh dạng uống
  • Thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch: kháng sinh dạng tiêm, truyền tĩnh mạch
  • ….

Các loại thuốc này dùng theo đơn. Có thể là dùng đơn độc hoặc kết hợp với biện pháp ngoại khoa để đạt được hiệu quả nhất định.

Điều trị sùi mào gà bằng ngoại khoa

Hiện nay có nhiều cách điều trị sùi mào gà bằng ngoại khoa. Tức là dùng các thủ thuật để loại bỏ mụn sùi mào gà. Mỗi phương pháp lại có những ưu thế khác nhau. Một số phương pháp chữa trị sùi mào gà bằng ngoại khoa gồm:

  • Đốt laser
  • Áp lạnh
  • Đốt điện
  • Liệu pháp quang động học ALA –PDT
  • Cắt, phẫu thuật

Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí mọc mụn sùi mào gà, tay nghề bác sĩ, điều kiện tại các phòng khám, bệnh viện chữa trị.

Xem thêm: Đốt sùi mào gà hết bao tiền

 

Share.