Sưng nướu răng hay còn gọi là viêm nướu là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp nhất hiện nay. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc nếu chúng được phát hiện và điều trị sớm. Vậy thuốc chữa sưng nướu răng nào hiệu quả. Bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Top 4 loại thuốc chữa sưng nướu răng an toàn, hiệu quả
Các chuyên gia cho biết: Sưng nướu răng là tình trạng do những mảng bám, vi khuẩn gây nên. Giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, lâu dần nướu răng sẽ bị sưng tấy, cảm giác đau nhức, buốt răng khó chịu và hôi miệng.
Đặc biệt, nếu bệnh không được điều trị kịp thời, đúng cách bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là mất răng. Những loại thuốc chữa sưng nướu răng hiệu quả đó là:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp điều trị viêm nhiễm. Vì thế, trong trường hợp viêm, sưng nướu răng người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn trú ngụ dưới nướu, giúp khu vực nướu bị viêm có thể phục hồi, lành nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào cần có sự theo dõi, chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, thuốc kháng sinh có thể dẫn tới việc rối loạn tiêu hóa, bởi chúng tác động lên các vi khuẩn tốt có trong khoang miệng và đường tiêu hóa. Mặt khác, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn chặn bệnh viêm sưng nướu tái phát, cũng như chỉ điều trị trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kéo theo những hệ quả nguy hiểm, ảnh hưởng tới kết quả điều trị của các bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy, người bệnh hãy tham khảo cũng như tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thuốc kháng viêm
Một trong những loại thuốc chữa sưng nướu răng hiệu quả đó là thuốc kháng viêm. Nhóm thuốc corticosteroid có tác dụng kháng viêm, giảm bớt các triệu chứng như sưng đỏ, đau của viêm nướu răng.
Trong một số trường hợp, thuốc có thể được chỉ định nhằm điều trị các triệu chứng sưng đau của bệnh nướu răng ở giai đoạn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý: Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, người có tiền sử bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng viêm.
Nhóm thuốc giảm đau
Nhóm giảm đau thông thường như: paracetamol, aspirin,… được sử dụng nhằm giảm đau tức thời do bệnh viêm nướu gây nên. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không được sử dụng để điều trị bệnh trong thời gian dài.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh sưng nướu răng được điều trị dưới sự kết hợp của thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau như: tetracylin, amoxicyclin, spiramycin, doxycyclin… và thuốc metronidazol.
Nhóm dung dịch để súc miệng
Đây là những loại nước được sử dụng để làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn sâu răng và viêm nướu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần chúng có chứa những hoạt chất kháng khuẩn như: Chlorin dioxide, Hexetidin, Chlorhexidin… nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại trên các mảng bám nhanh chóng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa sưng nướu răng
Trên đây là một loại thuốc chữa sưng nướu răng được sử dụng nhiều nhất, hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ngay sau khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh nướu răng.
- Người bệnh cần chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay, để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, tư vấn cũng như đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp nhất.
- Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Bởi, điều này sẽ vô tình làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe.
- Việc sử dụng thuốc như thế nào cần có sự hưỡng dẫn cụ thể của các bác sĩ nguyên khoa. Ngoài việc sử dụng thuốc chữa sưng nướu răng hằng ngày, người bệnh cần đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt, không hút thuốc, đi khám răng miệng định kỳ đều đặn,.. để phòng ngừa bệnh sưng nướu răng hiệu quả.
Ngoài ra, bên cạnh sử dụng thuốc sưng nướu răng người bệnh cũng đừng quên luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể,… nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi các tác nhân có hại gây bệnh.