Những cơn đau tức ngực trái thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc có thể xảy ra liên tục nhưng đều đem lại đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đau ngực trái là bệnh gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này, dưới đây là chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa.
Đau ngực tức trái là bệnh gì?
Theo các bác sĩ, chỉ căn cứ vào dấu hiệu đau ngực trái đơn thuần, chúng ta chưa đủ căn cứ để kết luận người bệnh đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Để biết chính xác, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa, được làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp x-quang… để chẩn đoán bệnh.
Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến hiện tượng đau ngực phía bên trái, bạn đọc có thể tham khảo:
– Do nhồi máu cơ tim
Với bệnh nhân đau tức ngực do nhồi máu cơ tim thường phải chịu các cơn đau dữ dội, xuất hiện cảm giác sợ hãi, hoảng loạn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc khiến cho cơ tim bị thiếu máu nặng. Thông thường, cơn đau tức ngực này có thể kéo dài trên 15 phút.
– Do bóc tách động mạch chủ ngực
Như chúng ta đã biết, động mạch chủ chính là động mạch lớn nhất của cơ thể, chúng đảm nhận nhiệm vụ dẫn máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau tức ngực khó thở chính là do hiện tượng động mạch chủ bị rách lớp nội mạc khiến cho máu len vào khoảng trống giữa lớp nội mạc và áo giữa, lóc các lớp của thành động mạch.
Nếu rơi vào trường hợp này phải thật cẩn thận bởi nó ảnh hưởng lớn đến tính mạng và nguy cơ đột tử là rất cao.
– Đau tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành: Người mắc bệnh này thường có cảm giác đau thắt, nhói buốt ở vùng lồng ngực. Theo tính toán, mỗi năm có khoảng 10 triệu người chết vì mắc tim mạch vành.
– Đau tức ngực khó thở là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Sở dĩ bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản bị đau tức ngực là do đoạn thực quản chạy qua ngực bị đau bởi axit trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, axit kích thích đầu mút sợ thần kinh ở bề mặt của niêm mạc thực quản.
– Hẹp đường hô hấp
– Yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên lo âu, hồi hộp hay rối loạn chức năng thần kinh rất dễ bị đau tức ngực
– Rối loạn mỡ máu, bệnh nhân suy gan, suy thận, đái tháo đường cũng gặp triệu chứng tức ngực, khó thở.
Bị đau tức ngực nên làm gì?
Nếu đang hoạt động bình thường mà xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở bạn nên:
– Đứng im, tránh di chuyển, nếu có thể nên nghỉ tại chỗ theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
– Tiếp đến, thực hiện theo đúng các thao tác mà bác sĩ đã hướng dẫn trước đó
Vì đau tức ngực có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người vì thế nếu bị đau tức ngực trái, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán chính xác và có các phác đồ điều trị hợp lí.
Rất nhiều tin sức khỏe bổ ích đang chờ bạn tại đây : http://chamsocvungkin.net/tin-suc-khoe